Chọn tên miền phù hợp là một trong những công việc quan trọng nhất mà bạn thực hiện cho doanh nghiệp của mình.

Bạn nghĩ việc chọn tên miền cho website của mình là đơn giản?

1. Nó phù hợp với tên thương hiệu không?
Phù hợp ở đây là xét về các khía cạnh:

+ Tên thương hiệu có khớp với tên miền hay không

+ Sự nhất quán sẽ khiến khách hàng dễ nhớ về bạn. Họ nghe tên doanh nghiệp là có thể dễ dàng tìm thấy website khi search tìm kiếm.

2. Có phải là một thương hiệu tốt?
Một thương hiệu tốt là:

+ Độc nhất
+ Gọn gàng
+ Có ý nghĩa
+ Hấp dẫn
+ Gợi cảm hứng
+ Là của riêng bạn
Hãy sáng tạo đưa ra các tùy chọn và thu nhận ý kiến từ nhiều nguồn để có lựa chọn cho chính mình.

3. Mức độ cạnh tranh
Chúng ta hầu hết là thi đua xếp hạng trên Google. Bạn cần biết trong Google, các loại tên miền nào đang có sức cạnh tranh cao. Hãy chắc chắn chọn cho mình một tên miền duy nhất nhưng có tính cạnh tranh thấp để đảm bảo dễ dàng xếp hạng hơn.

Bạn có thể sử dụng công cụ chẩn đoán và xem trước của Google AdWords để xem các xếp hạng tên miền theo từng quốc gia.

4. Dễ đọc, dễ nhớ
Điều này tác động rất mạnh mẽ đế mức độ nhớ về thương hiệu của người dùng. Không những vậy, nó giúp mọi người dễ dàng tìm thấy bạn trên internet.

5. Đừng dẫn đầu với từ khóa
Một tên miền sáng tạo sẽ ưu tiên hơn tên miền chứa từ khóa. Điều này không có nghĩa bạn không thể có một tên miền chứa từ khóa. Nó vẫn được sử dụng nếu có ý nghĩa.

Google đã có thể theo dõi và nhận biết các dấu hiệu spam tên miền. Và chắc chắn các tên miền này chẳng bao giờ xếp hạng cao.

6. Không có dấu gạch ngang
Sử dụng dấu gạch ngang trong tên miền khiến chất lượng domain giảm đi. Vì nhiều lý do như:

+ Dễ rơi vào spam
+ Khó để truyền đạt khi bạn giới thiệu tên miền với bạn bè thông qua giao tiếp.
+ Không có tính thẩm mỹ
….
Bạn hãy kiểm chứng xem nhé, tất cả các thương hiệu lớn đều không sử dụng dấu gạch ngang cho tên miền.

7. Nó được tối ưu hóa mà không bị spam
Ở trên đưa ra lời khuyên là không nên đưa từ khóa vào tên miền. Nhưng đó không phải là vấn đề nói rằng bạn không thể tối ưu hóa.

Có một số trường hợp, bạn có thể để từ khóa mà trông chúng tự nhiên, dễ nhớ, sáng tạo, không bị spam thì nên tối ưu.

8. Giữ cho tên miền ngắn
Không chỉ là một tên miền ngắn sẽ đẹp hơn, dễ nhớ, nhập vào trình duyệt nhanh, nó còn tốt hơn cho địa chỉ email và danh thiếp của bạn.

Vì vậy, nếu tên miền gốc của bạn (phần chính – ví dụ: example.com) ngắn, điều đó có nghĩa là tất cả các URL trang con cũng giảm thiểu được phần nào về độ dài.

9. TLD là gì?
TLD là viết tắt của tên miền cao cấp nhất. Phổ biến là:

.com
.org
.net
.co
.us
Ngoài ra, có thêm nhiều lựa chọn khác. Trong nhiều tùy chọn đó, bạn sẽ chọn TLD nào cho riêng mình?

Hãy nghĩ tới thị trường mục tiêu của bạn. Thị trường của bạn có ở phạm vị toàn cầu hay không? Nếu có, chọn “.com”. Nếu không, chọn TLD theo quốc gia như “.vn”. TLD cấp quốc gia sẽ giúp bạn xếp hạng tốt trên các phiên bản công cụ tìm kiếm của quốc gia đó.

Google không ưu tiên với các từ khóa trong TLD của bạn, nên không cần “.xedap” nếu bạn là công ty xe đạp chẳng hạn.

Nói chung, “.com” hoặc TLD quốc gia đáng tin cậy hơn và được biết đến nhiều hơn TLD từ khóa (ví dụ: “.xedap”).

Ngoài ra, có một số trường hợp ngoài lệ. Nếu bạn là một công ty Internet hoặc CNTT, bạn có thể xem xét TLD “.net”. Hoặc, nếu bạn là tổ chức phi lợi nhuận, “.org” có thể là một lựa chọn tốt nhất.

10. Nó có độc đáo không?
Kiểm tra xem có ai khác đang sử dụng tên miền giống bạn chưa? Trong công việc này, bạn có thể thấy có người đang sử dụng tên miền giống bạn nhưng với TLD khác.

Vì thế, lý tưởng nhất vẫn là đưa ra tên miền hoàn toàn độc đáo. Khi có tên miền độc đáo, bạn lại sợ người khác ăn cắp chúng và gắn với một TLD khác. Trường hợp này, bạn nên mua nhiều TLD khác để chặn hành vi copy ngay từ đầu. Hơn nữa, bạn cũng có thể chuyển hướng các miền bổ sung vào miền chính của mình.

Bạn có thể mua tên miền từ nhiều nhà cung cấp tên miền khác nhau. Nhưng tốt nhất nên chọn từ cùng một công ty để dễ lưu trữ, liên hệ xử lý khi có sự cố.

11. Sàng lọc tên miền giống bạn trên các nền tảng xã hội
Chắc chắn bạn sẽ khó chịu khi tốn thời gian, trí tuệ… để đưa ra một tên miền độc đáo nhưng sau đó, phát hiện có ai đó đang lấy chúng và sử dụng trên một số nền tảng mạng xã hội khác.

Ngay cả khi bạn không có ý định sử dụng chúng ngay lập tức, cũng cần ngăn ngừa người khác lấy chúng.

Bạn có thể sử dụng công cụ như namevine.com để xem tên miền của mình có ai đó đã sử dụng trên nền tảng Twitter, facebook, Pinterest, Instagram, Blogger… hay không.

12. Kiểm tra đăng ký thương hiệu
Trước khi trả tiền để sở hữu một tên miền, bạn luôn nhớ phải kiểm tra tên miền đó đã đăng ký thương hiệu hay chưa? Đây là việc quan trọng nếu bạn không muốn xảy ra các tranh chấp bản quyền trong tương lại.

Và qua đây, khi sở hữu một tên miền mới, bạn nên thực hiện đăng lý thương hiệu cho nó. Vì một thương hiệu đã đăng ký bản quyền mang lại nhiều giá trị hơn.

xem thêm:

học seo sinh viên
học seo tại nhà